Kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
Kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 là quá trình nhằm đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu pháp lý và quy định hiện hành. Tiêu chuẩn ISO 9001 cung cấp các nguyên tắc và quy trình để thực hiện kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất.
Tiêu chuẩn ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng, giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu pháp lý và quy định hiện hành.
Tiêu chuẩn ISO 9001 được áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Tiêu chuẩn này bao gồm 7 nguyên tắc quản lý chất lượng, là nền tảng cho việc xây dựng và triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả.
Các nguyên tắc kiểm soát chất lượng sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001
Hướng vào khách hàng
Mục tiêu khi sản xuất mà doanh nghiệp cần hiểu rõ là nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp cần nắm bắt nhu cầu của khách hàng và đáp ứng hiệu quả, thậm chí vượt qua những mong đợi đó. Với mục tiêu nhằm thu hút lượng khách hàng tiềm năng, tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân những khách hàng thân thiết.
Sự lãnh đạo
Nguyên tắc này được thể hiện qua việc lãnh đạo cam kết về tầm quan trọng của chất lượng và tạo điều kiện cho việc thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu của kiểm soát quá trình sản xuất trong toàn tổ chức. Nhà quản trị cần có những định hướng dài hạn và lãnh đạo doanh nghiệp theo mục tiêu để tạo ra giá trị, đảm bảo chất lượng trong quy trình sản xuất.
Sự tham gia của mọi người
Trong quy trình sản xuất, nguyên tắc này được thể hiện qua việc tạo điều kiện cho mọi nhân sự trong tổ chức tham gia vào việc cải tiến chất lượng, từ nhân viên sản xuất đến quản lý.
Và sự đồng nhất của toàn bộ nhân sự cũng là một trong những nguyên tắc giúp các tổ chức có thể quản lý bộ máy hiệu quả.
Tiếp cận theo quá trình
Quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất diễn ra liên tục dựa trên các chỉ tiêu nhất định và kế hoạch cụ thể. Doanh nghiệp cần đảm bảo từ nguyên vật liệu đầu vào, các công đoạn phải có kế hoạch nghiệm thu và đánh giá quy trình sản xuất thường xuyên để đảm bảo đầu ra đạt chất lượng.
Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo sự tối ưu hiệu quả trong sản phẩm đầu ra của mỗi quy trình, đạt mục tiêu đã đề ra. Quy trình được thiết lập rõ ràng cũng là điều kiện giúp doanh nghiệp phân bố hợp lý nguồn nhân lực cần thiết cho từng công đoạn, tiết kiệm thời gian cũng như tối thiểu hóa lãng phí và sản phẩm dư thừa.
Cải tiến
Trong quy trình kiểm soát quá trình sản xuất, nguyên tắc này được thể hiện qua việc thực hiện các hoạt động cải tiến liên tục để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Ví dụ điển hình với những thương hiệu tầm cỡ nhưng dần tụt lại và sụp đổ khi không chịu cải tiến theo sự liên tục đổi mới của thị trường. Và để giải quyết bài toán này đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chính sách nâng cấp, cải tiến để tiếp tục duy trì và tồn tại.
Việc cải tiến có thể diễn ra ở các khía cạnh như quy trình sản xuất, bộ máy nhân sự, chính sách quản lý, nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị…
Quyết định dựa trên bằng chứng
Việc kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất dựa vào nguyên tắc này thể hiện thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu. Trước khi đưa ra quyết định cần thu thập và đánh giá nguyên nhân từ các bằng chứng – dữ liệu, sự việc, con người… Từ đó có những biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, tăng tính cải tiến chất lượng trong sản xuất.
Quản lý các mối quan hệ
Nguyên tắc cuối cùng đòi hỏi doanh nghiệp cần quản lý mối quan hệ với các bên liên quan để đạt được lợi ích chung. Trong quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất, nguyên tắc này được thể hiện qua việc xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan khác. Một đối tác hay khách hàng phù hợp có thể giúp tối ưu hiệu quả quản lý doanh nghiệp, tăng khả năng gắn kết hỗ trợ cùng phát triển.
Các bước kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001
Việc thực hiện kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất bao gồm hệ thống các bước được tiến hành rõ ràng, cụ thể:
Xác định yêu cầu
Khi có bất kỳ yêu cầu sửa đổi, soạn thảo hay hủy bỏ về pháp lý và quy định hiện hành cũng như yêu cầu của khách hàng cần gửi đến ban kiểm soát tiêu chuẩn ISO. Từ đó ban sẽ xem xét, đánh giá trước khi ký trình lên ban Giám đốc để phê duyệt hoặc chỉnh sửa.
Thiết kế phương pháp kiểm tra
Bước tiếp theo cần thiết lập phương pháp kiểm tra để đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Các phương pháp này cần được thiết kế một cách chính xác, có hiệu quả để đảm bảo đánh giá chất lượng hiệu quả. Phương pháp có thể bao gồm kiểm thử, đo lường hoặc xem xét mẫu.
Thực hiện kiểm soát chất lượng sản xuất
Sau khi thiết lập tiêu chuẩn, điểm kiểm soát và phương pháp kiểm tra, quá trình kiểm soát chất lượng được thực hiện trong quy trình sản xuất. Các hoạt động kiểm soát chất lượng như kiểm tra, giám sát, đánh giá và xác minh được thực hiện tại các điểm kiểm soát quan trọng để đảm bảo rằng quy trình sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng.
Kiểm tra và giám sát
Các công đoạn thực hiện kiểm soát sản xuất cần được giám sát và xác minh được thực hiện tại các khu vực kiểm soát để bảo đảm quy trình sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001.
Xử lý và thay đổi
Các dữ liệu ghi nhận từ hoạt động kiểm tra và giám sát sẽ được phân tích và đánh giá hiệu suất từ đó nhà quản trị sẽ đề ra các biện pháp khắc phục xử lý và thay đổi cần thiết.
Cải tiến
Dựa trên kết quả từ dữ liệu báo cáo cải tiến chất lượng sản xuất và phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp cải tiến liên tục nhằm nâng cao chất lượng của quy trình. Các biện pháp có thể kể đến như đào tạo công nhân, thay thế công nghệ mới hay cải tiến quy trình, phương pháp kiểm soát chất lượng.
Lợi ích của kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001
Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Dựa vào việc thực hiện kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đạt tiêu chuẩn nhờ quy trình kiểm tra chất lượng thành phẩm nghiêm ngặt.
Tăng cường sự hài lòng của khách hàng và uy tín thương hiệu
Một hệ thống kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất đáng tin cậy giúp xây dựng và tăng cường sự hài lòng của khách hàng và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Khách hàng có niềm tin và lòng trung thành vào chất lượng của sản phẩm và dịch vụ sẽ có xu hướng quay lại mua hàng và tạo ra sự lan tỏa tích cực về thương hiệu..
Tăng cường hiệu quả hoạt động
Kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất giúp doanh nghiệp loại bỏ, giảm thiểu các sai sót, thời gian chết (Downtime) và lãng phí tài nguyên. Việc này dẫn đến hoạt động sản xuất được nâng cao, đảm bảo quá trình diễn ra đạt hiệu quả.
Giảm thiểu chi phí
Bằng việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng trong quy trình sản xuất, doanh nghiệp có thể ngăn chặn sự cố và lỗi sản xuất, từ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa, thay thế và thu hồi sản phẩm.
Tăng cường khả năng cạnh tranh
Với quy trình kiểm tra chất lượng thành phẩm tốt, doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường khi sản phẩm đạt được tiêu chuẩn, tránh được các lỗi. Thành phẩm đạt tiêu chuẩn giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng, từ đó giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.
Giải pháp kiểm soát chất lượng sản xuất với QMS-X
QMS-X là hệ thống hệ thống quản lý chất lượng sản xuất được chuẩn hoá và tối ưu nằm trong bộ giải pháp quản lý sản xuất tổng thể MES-X do VTI Solutions – VTI Group phát triển. Giải pháp được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn với ưu điểm giúp:
- Giảm thiểu 63% lỗi sản xuất
- Giảm thiểu 42% chi phí thay thế sửa chữa, rủi ro
- Nâng cao 34% về chất lượng sản phẩm
Với các ưu điểm vượt trội, QMS-X hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như giữ vững lòng trung thành của khách hàng.