Just-In-Time là gì?

Just-in-time – hệ thống quản lý tồn kho đúng lúc – là một chiến lược quản lý nhằm điều chỉnh các đơn đặt hàng nguyên liệu thô từ nhà cung cấp một cách trực tiếp với lịch trình sản xuất. Các công ty sử dụng chiến lược tồn kho này để tăng hiệu quả và giảm lãng phí bằng cách chỉ nhận hàng khi cần cho quá trình sản xuất, giúp giảm chi phí tồn kho. Phương pháp này đòi hỏi nhà sản xuất phải dự báo nhu cầu một cách chính xác.

Ưu điểm của Just-In-Time

  • Giảm thiểu lãng phí: Với hàng tồn kho JIT, doanh nghiệp có thể loại bỏ hàng tồn kho dư thừa và tồn kho quá mức, điều này có thể tốn kém và chiếm nhiều không gian. Bạn cũng có thể giảm tổn thất do sản phẩm bị lỗi bằng cách xác định và giải quyết chúng dễ dàng do khối lượng sản xuất thấp.
  • Tăng năng suất: Mô hình Just-In-Time giúp giảm thời gian và nguồn lực cần thiết cho sản xuất, từ đó nâng cao năng suất. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả thì càng có thể bán được nhiều sản phẩm và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
  • Nâng cao chất lượng: Quản lý hàng tồn kho JIT có nghĩa là bạn có ít mặt hàng hơn trong kho. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng bán những sản phẩm chất lượng cao nhất, không có lỗi và đáp ứng (hoặc thậm chí vượt quá) mong đợi của khách hàng.
  • Tạo sự linh hoạt: Việc đặt hàng ít sản phẩm thường xuyên hơn sẽ cho phép bạn linh hoạt hơn với kho hàng. Bạn sẽ có thể giải quyết hành vi của khách hàng và xu hướng mua sắm, giúp mình vượt lên trên đối thủ cạnh tranh.

just-in-time

Hạn chế của Just-In-Time

  • Chi phí tồn kho cao hơn: Việc thực hiện các đơn đặt hàng nhỏ hơn, thường xuyên hơn so với các đơn đặt hàng số lượng lớn sẽ khiến ảnh hưởng đến chi phí doanh nghiệp. Do đó, hàng tồn kho JIT có thể làm giảm lợi nhuận từ mỗi lần bán hàng.
  • Gián đoạn chuỗi cung ứng: Nếu một sản phẩm bị hoàn trả hoặc các yếu tố liên quan đến thiên tai xảy ra, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp có thể bị gián đoạn. Những gián đoạn này có thể cản trở hoạt động sản xuất và gây tốn kém.
  • Nguy cơ hết hàng tồn kho: Để thành công với JIT, nhà sản xuất phải theo dõi chính xác doanh số bán hàng và dự đoán nhu cầu của khách hàng. Không làm như vậy có thể khiến bạn bán sản phẩm nhanh hơn mức bạn có thể bổ sung.
  • Vấn đề nhân sự: Nhân viên trong doanh nghiệp nếu không tuân thủ JIT có thể ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và các vấn đề khác.

Ví dụ về JIT

Toyota

Toyota là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về các công ty sử dụng phương pháp JIT. Thời gian bắt đầu có đơn đặt hàng, Toyota chỉ nhận nguyên liệu thô tại nhà máy khi đã sẵn sàng bắt đầu sản xuất ô tô. Quá trình này giảm thiểu chi phí lưu giữ hàng tồn kho.

Amazon

Gã khổng lồ bán lẻ thương mại điện tử sử dụng một biến thể của JIT: thiết lập không gian dành riêng bên trong kho của các nhà cung cấp chính. Ví dụ: Amazon có một khu vực nhỏ có rào chắn trong nhà kho Pennsylvania của Procter & Gamble (P&G). P&G chất sản phẩm lên pallet và chỉ cần chuyển chúng đến khu vực Amazon. Sau đó, nhân viên của Amazon đóng gói, dán nhãn và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng đã đặt hàng. Địa điểm ở Pennsylvania cách các nhà máy sản xuất lớn nhất của P&G 5 dặm và gần các thành phố lớn ở vùng Đông Bắc và Canada. Amazon có thể đáp ứng thời hạn giao hàng 24 giờ quan trọng với các sản phẩm chăm sóc cá nhân của P&G.

just-in-time

Nike

Năm 2012, Nike đã triển khai JIT để cải thiện các cơ sở sản xuất không kết nối trên khắp Đông Nam Á. Kể từ đó, công ty đã cắt giảm 40% thời gian giao hàng, tăng năng suất thêm 20% và có thể giới thiệu các mẫu mới nhanh hơn 30%.

Dell Technologies

Dell đã áp dụng mô hình Lean/Just-In-Time vào những năm 1980 với hoạt động bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng. Công ty sẽ đặt hàng các bộ phận khi bán hàng cho khách hàng. Thay vì tích trữ một kho đầy những máy tính được lắp ráp sẵn, Dell đã giảm chi phí và thời gian giao hàng với JIT. Công ty cuối cùng đã trở thành một thương hiệu máy tính nổi tiếng, tăng trưởng doanh thu nhờ áp dụng mô hình này.

Just-In-Time hoạt động như thế nào?

Đối với nhà sản xuất, sản xuất dư thừa và hàng tồn dự trữ là những vấn đề lãng phí chính. Mỗi quy trình chỉ nên tạo ra những gì cần thiết cho quy trình tiếp theo. Để thực hiện JIT, các tổ chức cần bảo đảm các nội dung:

  • Tồn kho thấp: Sản xuất đúng lúc thường yêu cầu tối thiểu hàng tồn kho 
  • Kích thước lô hàng nhỏ
  • Mặt bằng được bố trí phù hợp khu vực sản xuất và nhà kho sẽ được bố trí phù hợp cho việc sản xuất JIT
  • Bảo trì bảo dưỡng định kỳ: đảm bảo thực hiện JIT liên tục không bị gián đoạn
  • Sử dụng công nhân đa năng: người lao động được đào tạo để làm việc với JIT
  • Sử dụng hệ thống “kéo”: Make to Order – bắt đầu sản xuất khi nhận được đơn đặt hàng
  • Cải tiến liên tục: có khả năng tích hợp cải tiến với các công nghệ hoặc hệ thống khi được yêu cầu

Trong sản xuất JIT, các quy trình sẽ được thiết lập trên “nguyên tắc dòng chảy” và tất cả các vật liệu đều ở trong một dòng chảy không đổi. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách lập kế hoạch tối ưu việc “lưu thông” giữa các quy trình. Lập kế hoạch cố gắng giữ chi phí ở mức thấp nhất có thể bằng cách cung cấp nguyên vật liệu khi công ty cần. Việc vận chuyển nguyên vật liệu được tính toán chính xác về mặt thời gian để có thể kịp thời đưa trực tiếp đến dây chuyền lắp ráp.

just-in-time

Vật liệu phải được sử dụng hợp lý để không còn phải tích trữ trong nhà kho, hoặc nhà kho chỉ chứa vật liệu cần thiết cho sản xuất hiện tại. Do đó, đối với sản xuất JIT, hàng tồn kho phải luôn chính xác và cập nhật thường xuyên.

Triển khai sản xuất Just-In-Time

Sản xuất Just-In-Time không chỉ giúp các công ty giải quyết các bài toán hàng tồn kho, mà còn giúp giảm các chi phí nguyên vật liệu cũng như tối ưu hóa các quy trình của hoạt động sản xuất, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng các yêu cầu thị trường tốt hơn.

Hệ thống Just-In-Time không quá phức tạp, tuy nhiên, việc thực hiện và duy trì có thể gây một số khó khăn. Các vấn đề như thay đổi theo thời gian, lịch sản xuất thay đổi và thời gian chờ đợi lâu từ các nhà cung cấp có thể khiến hệ thống này khó triển khai. 

Do đó, trước khi áp dụng, doanh nghiệp nên nghiên cứu và phân tích các nhu cầu và yêu cầu về các mục tiêu mà giải pháp JIT có thể giải quyết. 

Cuối cùng, việc lựa chọn các nhà cung cấp các giải pháp Just-In-Time phù hợp đóng vai trò quyết định. Để đáp ứng yêu cầu này, VTI Solutions tự tin là câu trả lời tuyệt vời với các ứng dụng sản xuất JIT trong bộ giải pháp MES-X. Với kinh nghiệm làm việc nhiều năm cùng các đối tác Nhật Bản và hiểu biết về các ngành sản xuất, VTI Solutions tự tin sẽ tạo ra những bước đi đầu tiên vững chắc trong quá trình chuyển đổi số cho nhà máy của bạn. 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm một cuộc cách mạng trong nhà máy của bạn ngay hôm nay!

Trả lời